Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Chiều trên quê hương

 

Chiều trên quê hương

 Tôi về quê cũ mưa ngâu

Mang câu lục bát che đầu tránh mưa

Bạn bè trà sớm tửu trưa

Chẳng còn thấy bóng người xưa một thời

Chùa triền phá sạch lâu rồi

nghe khoan nhặt một đời đã quên

Tìm đâu ngọn gió qua vườn

Hoa đua sắc thắm bướm vờn bay kiêu

Triền đê vắng tiếng sáo diều

Đường làng thay đổi người về lưa thưa

Giếng làng hoa súng đong đưa

Cây đa che bóng buổi trưa xanh rì

Làng quê lên Phố thành thì

Quê hương còn lại những gì trong mơ ./

Giếng làng một mảnh hồn quê

 

Mấy ai còn nhớ giếng làng nữa không ạ! Hình ảnh giếng nước ngày xưa đã gợi lại trong tâm trí Tôi nhiều kỉ niệm về tuổi thơ. Ngày xưa, Làng Phúc Thượng ta có 2 cái giếng và Đình làng rất to, trải qua bao thời gian, biến cố và thăng trầm của lịch sử, giờ đây tôi mong muốn Giếng làng được tái tạo lại, tuy không còn giữ vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ, mộc mạc và bình dị như ngày xưa. Chắc hẳn thế hệ đi trước vẫn còn nhiều kỉ niệm đọng lại không bao giờ quên ...

Và Sau đây, Tôi xin phép được gợi lại về hình ảnh quen thuộc đến các bạn :

1. Thuở nhỏ trong các trò chơi dân gian, tụ tập bạn bè cùng trang lứa, người ta thường hay đố nhau “Vừa bằng một cái nong nia / Cả làng gánh nước nong kia vẫn còn” để nêu lên hình ảnh của cái giếng quê thân thuộc, gắn bó mật thiết với đời sống con người. Và để bày tỏ tình cảm người ta cũng lấy cái giếng ra để mà so sánh, ví von: “Giếng sâu anh nối dây dài/Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây”. Hoặc ám chỉ trí tuệ của người con gái, con trai, ca dao xưa có câu: “Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Cái giếng làng gần gũi, quen thuộc với con người từ tuổi ấu thơ cho đến khi đầu bạc răng long. Con người sống và sinh hoạt là nhờ vào nước của giếng làng. Bên cạnh cái giếng nước thân thương đã có những mối tình trai gái chớm nở, đơm hoa kết trái và có cả những mối tình nhạt nhòa, phôi pha theo năm tháng. Song nhắc đến cái giếng làng, chắc hẳn không ai có thể quên…

 Nước giếng dùng để ăn, uống, sinh hoạt tắm giặt hằng ngày. Giếng nước còn khiến các cô gái quê trắng da, dài tóc… làm say mê những chàng trai mới lớn, mỗi ngày dừng chân ngong ngóng một bóng dáng ai đang múc nước hoặc thoăn thoắt gánh đôi thùng nước sóng sánh, sải bước trên đường làng về nhà.

Những chị, những mẹ, rồi những người bà… ngày giỗ chạp, hay ngày lễ tết thường quây quần chung quanh cái giếng, vừa lấy nước, vừa sửa soạn rau trái, râm ran những câu chuyện giá cả, mùa màng và cả những câu chuyện thầm kín trong gia đình.

2. Những cái giếng quê ngày nào, bây giờ bỏ không. Người ta khoan máy nước và gắn thêm mô tơ bơm nước, nối bằng những ống nhựa PV, bơm nước vào tận sân nhà, căn bếp hoặc lên thùng chứa ở trên cao. Mọi người rất ít khi ra đến giếng nước. Nên giếng nước bị bỏ hoang theo năm tháng, cây hoa Sen hoặc cây hoa Súng mọc lút um tùm trong cái giếng làng, không lấp đi, cứ để mặc với thời gian, bởi đã có những cái giếng khoan tiện lợi… Con người xa dần với cái giếng một thời gần gũi thân quen, lúc nào cũng ấm áp hơi người và tiếng cười vui rộn rã… Liệu có một lúc nào đó, sẽ không còn những cái giếng đào? Và còn ai biết được vì sao người ta hay nói “Ếch ngồi đáy giếng”? Còn có ai thèm vục mặt vào gàu nước giếng vừa mới kéo lên, mát lạnh, trong lành vào những trưa trời nóng, nghe “cái đã” ngấm vào từng thớ thịt, mát rượi cả lòng…

Dù đã xa quê hương, nhưng trong Tôi vẫn luôn hướng về quê nhà, nơi có Giếng nước , Dòng sông đã từng gắn liền với tuổi thơ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Labels

Nhãn

Nhãn

lăng mộ đá toyota thanh hóa